Nâng cung chân mày là phương pháp thẩm mỹ không mấy xa lạ với những ai muốn khắc phục vấn đề mí mắt sụp hay vùng mắt có nhiều nếp nhăn. Kỹ thuật này không xâm lấn sâu vào vùng da nên không gây đau đớn hay phải nghĩ dưỡng quá lâu. Tuy nhiên, cần nắm rõ “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, kiêng khem đúng cách kết hợp với chăm sóc kỹ càng để thúc đẩy mau lành vết thương.

1. Nâng cung chân mày kiêng ăn gì? 

Với thắc mắc “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, nên chú ý cả việc kiêng khem trước cũng như sau khi thực hiện. 

1.1 Nên kiêng ăn gì trước khi nâng cung mày

Nhiều người thường cho rằng sau khi thực hiện nâng cung chân mày mới cần kiêng khem. Nhưng thực chất với phương pháp này, nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng, kiêng cữ trước đó khoảng 10 ngày để tiểu phẫu diễn ra thuận lợi và chăm sóc vết thương sau đó dễ dàng hơn.

  • Trước khi thực hiện nâng cung mày nên ngưng tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ hay chất béo từ động vật, bởi dễ gây tích tụ mỡ thừa khiến chèn ép tĩnh mạch, cản trở tiến trình thực hiện tiểu phẫu.
  • Tránh các thức ăn nhanh cay nóng cũng như chiên rán nhiều lượng dầu mỡ. Thay vào đó là dầu thực vật an toàn, tốt cho sức khỏe.
  • Không nên sử dụng thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm có chứa vitamin E trước khi phẫu thuật bởi dễ gây tác động tới việc định hình dáng mày.
  • Loại bỏ các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia rượu trước khi thực hiện nâng cung mày, vì dễ dẫn đến chứng máu khó đông hay tình trạng loãng máu.
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì trước khi thực hiện tiểu phẫu?
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì trước khi thực hiện tiểu phẫu?

1.2 Nâng cung chân mày kiêng ăn gì sau khi thực hiện

Sau khi thực hiện tiểu phẫu nâng cung mày, nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn theo chỉ dẫn từ chuyên viên thẩm mỹ. Đặc biệt, cần tuyệt đối kiêng khem các loại thực phẩm sau:

  • Hải sản: các loại hải sản, nhất là cua và tôm có chứa lượng histamine và protein khá cao, là chất có thể gây kích ứng hay dị ứng da. Nếu ăn hải sản sau tiểu phẫu nâng cung mày dễ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, nặng hơn là viêm nhiễm vùng da xung quanh mắt.
  • Thịt bò: có nhiều protein, kích thích tiến trính sản sinh collagen, từ đó gây sẹo lồi và khiến vết thương trở nên thâm đen và da không đều màu.
  • Trứng gà: tuy chưa có chứng minh khoa học cụ thể, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, ăn trứng gà có thể khiến da bị loang lổ khi vết thương mới lành, làm giảm đi tính thẩm mỹ. Để an toàn và đạt hiệu quả cao, tốt nhất nên kiêng khem trứng gà trong khoảng thời gian đầu sau nâng cung mày.
  • Rau muống: ăn rau muống dễ làm tăng sinh quá mức lượng collagen trong cơ thể, dẫn đến dễ bị lồi vùng da ở vết thương. Hơn nữa, loại thực phẩm này thường được trồng gần khu vực ao hồ nên dễ có nguy cơ nhiễm sán hay vi khuẩn, từ đó gây ảnh hưởng không tốt khi mới thực hiện tiểu phẫu.
  • Đồ nếp: bánh chưng, bánh giầy, bánh giò, xôi,… là các món ăn làm từ đồ nếp dễ tác động xấu đến vùng da vừa thực hiện treo chân mày. Đồ nếp có tính nhiệt, dễ bị mưng mủ và chậm lành vết thương, đồng thời tăng khả năng nhiễm trùng.
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì sau tiểu phẫu? Chú ý kiêng khem đồ nếp
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì sau tiểu phẫu? Chú ý kiêng khem đồ nếp
  • Thức ăn cay nóng: tiêu thụ gia vị cay nóng dễ gây kích thích hệ tiêu hóa, tăng mức nhiệt trong cơ thể và khiến lưu lượng máu đến vùng da phẫu thuật tăng cao. Từ đó, dễ gây vấn đề sưng tấy, viêm đỏ và thời gian phục hồi kéo dài lâu hơn. 
  • Chất kích thích, đồ uống có cồn: khi tiêu thụ sẽ làm tinh thần bị căng thẳng, không thoải mái và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi vết thương. Hơn nữa, còn có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn gây phản ứng phụ ngoài ý muốn.
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì? Tuyệt đối tránh xa chất kích thích hay thức uống chứa cồn
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì? Tuyệt đối tránh xa chất kích thích hay thức uống chứa cồn

2. Lý do phải kiêng cữ khi thực hiện nâng cung chân mày?

Sau khi đã giải đáp “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, không những nâng cung mày mà cả các kỹ thuật thẩm mỹ khác thì thời gian hậu phẫu vô cùng quan trọng. Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn từ bác sĩ để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu nhất.

Với các loại thực phẩm giàu đạm dễ gây tăng sinh tế bào làm hình thành da non nhiều hơn, gây ngứa ngáy cũng như để lại sẹo lồi mất đi tính thẩm mỹ. Hơn nữa, một số loại thực phẩm chứa chất dễ gây sưng đau, kích ứng trong khoảng thời gian đầu, khiến tiến trình phục hồi vết thương kéo dài hơn. Do đó, dẫn đến mưng mủ, viêm nhiễm và có thể để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện.

Tuân thủ nghiêm ngặt việc “nâng cung chân mày kiêng ăn gì” để không ảnh hưởng đến vết thương
Tuân thủ nghiêm ngặt việc “nâng cung chân mày kiêng ăn gì” để không ảnh hưởng đến vết thương

Bên cạnh đó, vết thương ở vùng chân mày khá khó che chắn và dễ tiếp xúc vi khuẩn, bụi bẩn. Không những chú ý kiêng khem trong ăn uống mà cũng cần chú trọng chế độ sinh hoạt. Nếu không sẽ làm giảm đi hiệu quả của kỹ thuật nâng cung mày và dễ gây sụp mí mắt trở lại. Chính vì thế, nên thực hiện theo lời dặn của chuyên viên thẩm mỹ để nhanh chóng sở hữu mí mắt và chân mày đẹp.

3. Nâng cung chân mày cần kiêng ăn trong bao lâu?

Bên cạnh “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, việc kiêng khem trong bao lâu cũng là băn khoăn của nhiều người. Trung bình, khoảng thời gian cần kiêng ăn sẽ dao động từ 4 đến 6 tuần. Trong giai đoạn này, cần chú ý thực hiện theo các yêu cầu sau:

  • Sau 7-14 ngày từ khi nâng cung chân mày, cần áp dụng chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Đây là thời gian vết thương lành miệng và lên da non từ từ nên vùng chân mày khá yếu ớt và dễ bị tổn thương.
  • Tuần thứ 3 và thứ 4 sau khi thực hiện treo cung chân mày, cần tiếp tục duy trì khẩu phần ăn uống kiêng khem. Đặc biệt, với những ai có vết thương đã liền hẳn và không còn đường chỉ khâu thì có thể thăm khám lại bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn liệu có nên ăn uống và sinh hoạt như thường hay chưa.
  • Sang tuần thứ 6 chân mày đã định hình vào khuôn cố định, vết thương gần như đã hoàn toàn hồi phục, lúc này có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, những người chưa lành da hẳn thì vẫn nên kiêng khem đến khi hoàn toàn phục hồi.
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì? Cần kiêng khem trong bao lâu?
Nâng cung chân mày kiêng ăn gì? Cần kiêng khem trong bao lâu?

4. Các loại thực phẩm nên ăn sau nâng cung mày để vết thương nhanh lành

Ngoài việc “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, cũng cần kết hợp thêm đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh khác để giúp vết thương nhanh lành, đường khung mày nhanh vào dáng hơn.

  • Các loại rau củ: rất dồi dào chất xơ và khoáng chất, từ đó hỗ trợ vết thương mau lành da hơn. Đặc biệt là các loại bông cải trắng, bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông, cải ngọt, bí ngòi,…
  • Hoa quả có nhiều vitamin C: vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng để cơ thể nhanh phục hồi, hơn nữa còn góp phần làm đều màu và sáng da, giảm thiểu tình trạng lở loét vết thương. Có thể hấp thu vitamin C từ chanh, cam, kiwi, dâu tây, việt quất, bưởi,…
  • Nước và nước ép hoa quả: bổ sung nhiều nước hay nước ép từ các loại rau củ, trái cây tươi hỗ trợ thanh lọc cơ thể, thúc đẩy trao đổi chất, chống viêm và vết thương nhanh lành hơn. Đặc biệt, là với các loại thức uống như dưa chuột, rau má, dưa lưới, cần tây,…
Ngoài “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh
Ngoài “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh
  • Thực phẩm chứa nhiều selen và kẽm: các khoáng chất như selen, kẽm giúp nâng cao đề kháng cho da và hỗ trợ vết thương sau khi nâng cung chân mày nhanh hồi phục. Một vài thực phẩm dồi dào selen, kẽm nổi bật như hạt bí ngô, óc chó, hạt lanh,…
  • Thịt heo, đạm thực vật: tiêu thụ đạm góp phần vào việc tái tạo các tế bào và thúc đẩy tốc độ phục hồi vết thương. Nên ăn nhiều thịt heo, diêm mạch, đậu tương, sữa đậu nành,…
  • Thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa: có công dụng làm chậm tiến trình lão hóa da, từ đó kết quả thực hiện nâng cung mày sẽ duy trì lâu dài hơn. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa phải kể đến như: đậu đen, hạt chia, vừng trắng, vừng đen, hạt lanh,…

5. Lưu ý gì trong chế độ chăm sóc sau nâng cung mày?

Bên cạnh chú ý “nâng cung chân mày kiêng ăn gì”, cũng cần quan tâm đến cách chăm sóc sao cho đúng chuẩn để vết thương mau chóng phục hồi. Đặc biệt, cần ghi nhớ về việc chăm sóc giai đoạn hậu nâng cung mày như sau:

  • Các ngày đầu tiên, nên sử dụng tăm bông thấm vào nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng vết thương nhằm loại bỏ đi bụi bẩn, để vết thương mau khô và thông thoáng.
  • Hạn chế tối đa ra đường, nếu cần thiết thì cần che chắn kỹ càng với nón, ô hay kính râm để không bị viêm nhiễm bởi bụi bẩn. Đồng thời, tránh ánh nắng mặt trời có thể gây thâm sạm vùng chân mày.
  • Tránh dụi tay, cạy gãi lên vùng chân mày bởi dễ bám dính vi khuẩn và làm lệch chỉ ở chân mày.
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học thông qua việc ăn đúng bữa, tránh thức khuya và ngủ đủ giấc. Từ đó, giúp vết thương vùng chân mày mau lành và tái tạo da thêm mịn màng.
Chú ý chăm sóc đúng cách, chế độ sinh hoạt khoa học giai đoạn hậu nâng cung mày
Chú ý chăm sóc đúng cách, chế độ sinh hoạt khoa học giai đoạn hậu nâng cung mày
  • Không nên vận động, luyện tập thể thao quá mạnh, thay vào đó có thể tập ngồi thiền, yoga để duy trì sức khỏe tốt và khỏe mạnh.
  • Uống thuốc và bôi kem theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc mua bên ngoài mà không có chỉ định.
  • Định kỳ tái khám để xem kết quả nâng cung mày tiến triển ra sao, đồng thời kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.
  • Chú ý thăm khám với bác sĩ tiến hành nâng cung chân mày hay đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu phát hiện các dấu hiệu chân mày bị hỏng như: chảy mủ, máu, sưng viêm kéo dài, nổi mụn quanh vết thương,…

Vậy là “nâng cung chân mày kiêng ăn gì” đã không còn là nỗi băn khoăn của các chị em. Cần chú ý kiêng khem ăn uống cả giai đoạn trước và sau khi thực hiện nâng cung mày. Ngoài ra, CtyHana khuyên bạn nên tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ cũng như có cách chăm sóc hợp lý để vết thương mau lành và đem lại tính thẩm mỹ cao nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *